Cách phân biệt cà phê Arabica và Robusta

Cà Phê Robusta Là Gì? Cách Phân Biệt Robusta Và Arabica

Mỗi khi ai đó nhắc đến các loại cà phê, loại cà phê mà được nhiều người nghĩ đến đó là cà phê Arabica. Thay vào đó thì có rất  ít ai nghĩ đến cà phê Robusta. Tuy nhiên, đây là giống cà phê chiếm sản lượng nhiều ở Việt Nam và đạm đà. Trong bài viết này Le Cà Phê sẽ giới thiệu cho mọi người biết về các đặc điểm, vùng trồng của cà phê Robusta và cách phân biệt cà phê Arabica và Robusta nhé!

Cà phê Robusta là gì?

Cà phê Robusta hay còn được gọi là cà phê vối với vị đắng đặc trưng không thể lẫn vài đâu. Loại cà phê này được phát hiện đầu tiên vào những năm 1800 tại Congo- Bỉ. Sau đó, dần dần giống cà phê này phát triển và được đưa vào các nước Đông Nam Á trong khoảng năm 1900.

Đây là một loại cafe có nguồn gốc từ Cộng hoà Congo. Robusta đã trở thành loại cây quan trọng thứ hai, chiếm khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sử dụng. Robusta được đánh giá là loại được xuất khẩu cao nhất tại Việt Nam. Đây là loại cà phê có hàm lượng caffein chiếm từ 3% đến 4% ở hạt, cao hơn nhiều so với loại cà phê Arabica chỉ chiếm từ 1% đến 2%.

Đặc điểm của cà phê Robusta

Loại cây này được đánh giá là tương đối dễ trồng, cps thể phủ hợp với nhiều những vùng khí hậu khác nhau. Nhờ đó mà nó có thể đem đến năng suất cực lớn. Robusta đặc biệt được yêu thích bởi chúng có mùi thơm nồng nàn, độ cafein cao, không chua, ngọt dịu nhẹ và không quá đắng. Sau khi thu hoạch, cà phê Robusta sẽ được chế biến và phân chia thành nhiều loại khác nhau.

Vì hàm lượng caffein trong Robusta khá cao nên đem đến hương thơm đặc biệt mỗi khi rang và sử dụng. Robusta được đánh giá là loại cây có sức chống chội lại với các sâu bệnh. Điểm đặc trưng dễ nhận có thể nhận thấy nhất chính là hương vị gắt hơn so với các loại thông thường.

Vùng trồng cà phê hạt robusta

Cây Cà phê Robusta chỉ cần trồng khoảng 3- 4 năm đã có thể thu hoạch quả với lượng nông sản cao. Mỗi cây có tuổi đời từ 20 đến 30 năm. Loại cà phê này phù hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới. Chúng được trồng ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển. Nhiệt độ để cây có thể phát triển tốt là từ 24 đến 29 độ C. Cây sử dụng lượng mưa hàng năm lên đến trên 1000mm.

Trong điều kiện canh tác, cây Cà phê Robusta phải cần nhiều điều kiện ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè thông thường. Chiều cao cây trưởng thành có thể lên tới 10m. Nó dễ trồng hơn và cho sản lượng cao hơn cà phê Arabica. Gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng là cà phê Robusta, đặc biệt là vùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột Đăk Lak, Lâm Đồng. Hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, cà phê robusta cũng được trồng ở các tỉnh khác như Đak Nông, Bà Rịa Vũng Tàu,Thừa Thiên Huế. Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước, Quảng Trị,Ninh Bình, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Nam, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái. Tuy nhiên nổi danh vẫn là cà phê robusta Buôn Ma Thuột.

Hình dánh hạt

Đặc điểm của loại cà phê này chính là có quả hình tròn, có đường kính từ 10 – 13 mm. Hạt cà phê Robusta thường nhỏ hơn loại cà phê khác. Vị cà phê Robusta có phần đậm hơn Arabica do hàm lượng cafein từ 2 – 4%. Một số người rất ưa thích loại cà phê nguyên chất này bởi vị đậm đà, có mùi thơm đặc trưng.

Màu sắc

Nước cà phê Robusta thường có màu nâu sậm hay màu đen, thơm gắt, vị đắng giống như tên gọi Robust.

Hương vị khi rang xay nguyên chất

Hương vị của Robusta nguyên chất so với Arabica thì  người thưởng thức đánh giá cao hơn. Robusta thường được chế biến khô dẫn đến hương vị càng chát đắng hơn, có mùi từ ngũ cốc đến gỗ, đất. Không những hương vị nhìn chung đậm, chát và đắng hơn nhiều so với Arabica.

Cà phê Robusra nguyên chất chứa nhiều hàm lượng Chlorogenic Acid (CGA). Tuy được gọi là Acid nhưng Chlorogenic Acid được đặc trưng bởi “vị đắng” mà không phải là “vị chua”. Trong quá trình rang, CGA sẽ phân hủy để tạo thành axit quinic và axit caffeic. Tuy nhiên bù lại thiệt thòi về hương vị, Robusta có hàm lượng Caffein trung bình cao gấp đôi so với Arabica (2% -2.5% so với 1.1% -1.5%).

Cùng với caffeine – những chất này gây nên vị đắng thường thấy ở Robusta. Đó là lý do vì sao chúng ta nói Robusta có gấp đôi lượng axit – nhưng thực sự nó không hề chua, mà đắng hơn Arabica. Vì vậy sự kết hợp Robusta cùng cà phê Arabica cho ra tổng hòa chất lượng tương đối cao hơn. Nhờ thế, các loại cà phê Ý (Espresso) luôn có 10 -15% cà phê Robusta để tăng cường hương vị và tạo lớp Crema hấp dẫn hơn.

Cách phân biệt Arabica và Robusta

Hiện nay, Robusta và Arabica là hai giống loại cà phê đối lập nhau và phổ biến nhất. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, rất nhiều người nhầm lẫn không thực sự nắm rõ đâu là Arabica và đâu là Robusta. Trước tiên tên Arabica có hương thơm nhẹ nhàng hơn. còn Robusta thể hiện được sức mạnh, chứa nhiều caffein. Đây như là giải pháp tinh thần giúp cơ thể khỏe khoắn và sảng khoái.

Điều kiện trồng

Cây cà phê Arabica (cà phê chè) có dạng cây bụi to màu xanh thẫm, lá hình bầu dục, trái có hình oval đặc trưng. Cây Arabica khi trồng thường dễ bị sâu bệnh hơn giống Robusta.

Cây cà phê Robusta (cà phê vối) lại có hình dạng cây bụi hoặc cây nhỏ. Trái cà phê có hạt hơi tròn và chứa hai hạt hình bầu dục và trông nhỏ hơn hạt Arabica. Hệ thống rễ của cây nông nhưng lại có sức sống rất mạnh mẽ.

Cây cà phê Arabica là một loại cây khá nhạy cảm với khí hậu và khó tính. Không những thế nó còn đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch cao. Trong khi đó, cây cà phê Robusta. hay còn gọi là cà phê vối lại có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau.

Màu sắc

Màu sắc của Arabica và Robusta cũng rất dễ phân biệt khi so sánh chúng với nhau. Ở cùng một nhiệt độ rang như nhau, màu sắc của hai loại Arabica và Robusta có sự khác biệt rõ rệt. Đối với Arabica có màu nâu nhạt, màu nâu hơi ngả sang vàng còn cà phê Robusta lại có màu nâu đậm.

Hương thơm và mùi vị

Hạt cà phê Arabica không chua hẳn mà khi nuốt vào sẽ có vị đắng, đó gọi là hậu vị của cà phê. Còn đối với Arabica lại có vị chua. Cà phê Robusta có vị đắng đặc trưng, hương thơm nhẹ hơn Arabica. Đặc biệt Arabica sau khi pha chế có mùi hương rất quyến rũ.

Các dòng cà phê Robusta tại Le Cafe

Cà phê Robusta được chia thành 3 loại phổ biến là sàng 13, sàng 16 và sàng 18. Chúng được dự trên yếu tố kích thước, độ ẩm, tạp chất, tỉ lệ hạt đen vỡ, tỉ lệ hạt trên sàng. Đặc điểm cụ thể của từng loại cà phê đó như sau:

  •  Đặc điểm Robusta sàng 13:

– Cà phê nhân Robusta sàng 13 có kích thước lớn hơn lỗ sàng 5 mm.

– Tỷ lệ hạt đen, vỡ tối đa 5%.

– Tỷ lệ tạp chất tối đa 1 %.

– Độ ẩm tối đa 15%.

  •  Đặc điểm Robusta sàng 16:

– Hạt trên sàng có đường kính lỗ sàng 6,3 mm

– Độ ẩm tối đa 15%.

– Tỷ lệ hạt đen, vỡ tối đa 2%.

– Tỷ lệ tạp chất tối đa 0.5 %.

  •  Đặc điểm Robusta sàng 18:

– Có đường kính hạt cà phê hay còn được gọi là kích thước lỗ sàng là 7.1 mm.

– Độ ẩm tối đa 12,5% ma.

– Tỷ lệ hạt đen, vỡ tối đa 2%.

– Tỷ lệ tạp chất tối đa 0.5 %.

– Tối thiểu 90% trên sàng 18 (7.1mm).

Chúng được chế biến theo những kiểu khác nhau để đem lại những sản phẩm khác nhau như chế biến khô, chế biến ướt, chế biến honey, chế biến natural

Nếu thấy những nội dung chúng tôi chia sẻ bổ ích thì hãy tiếp tục ủng hộ cho Le cà phê nhé!

0789818828
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
blank