gia-ca-phe-hom-nay-28-11-gia-ca-phe-arabica-tang-nhe-trong-nuoc-duy-tri-muc-33-trieu-dong-tan

Bạn đã bao giờ bị say cà phê chưa? Những ai không nên uống cà phê?

Bạn đã bao giờ bị say cà phê chưa? Những ai không nên uống cà phê?

Một tách cà phê luôn vô cùng hấp dẫn, nhất là giới văn phòng. Mỗi sáng, nhiều người không thể nào từ chối thức uống hấp dẫn này giúp tỉnh táo và tập trung vào công việc. Tuy nhiên, không ít người rơi vào tình trạng cảm thấy bụng bồi hồi, tim đập nhanh, chóng mặt… lúc uống hoặc sau khi uống. Cẩn thận nhé, có thể bạn đang rơi vào tình trạng say cà phê đấy!

1. Các triệu chứng thường gặp khi bạn bị say cà phê

Khi tiếp nhận lượng cà phê quá mức, có thể cơ thể bạn sẽ không xuất hiện những triệu chứng ngay tức thì nhưng sau đó lại gặp phải tình trạng chóng mặt, tiêu chảy, cảm thấy khát nước, mất ngủ triền miên, đau đầu, sốt và hay nóng giận. Ngoài ra, một số triệu chứng nghiêm trọng khác bạn có thể gặp phải như khó thở, buồn nôn hay bị ảo giác, đãng trí, tức ngực, tim đập nhanh, không thể cử động kèm theo co giật.

Cafein có vai trò kích thích quá trình giải phóng epinephrine và norepinephrine ở tuyến thượng thận, những hormon này sẽ tiếp tục kích thích quá trình hoạt động của các tế bào và tăng tốc các phản ứng xảy ra trong cơ thể. Khi uống quá nhiêu cà phê, do tuyến thượng thận tăng cường sản xuất nội tiết tố nên tim sẽ đập nhanh hơn khiến cho người uống cà phê bị run run và thiếu tự chủ.

Triệu chứng gây ra bởi sự nhạy cảm với cà phê thường sẽ biến mất nếu người đó ngừng uống cà phê hay thức ăn, uống chứa cafein. Những người nhạy cảm với cà phê có thể bị rối loạn đường tiêu hóa hoặc các triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.

Cà phê có thể làm ợ nóng và các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản tồi tệ hơn. Chất caffein có thể làm giãn cơ vòng ở đầu dưới của ống thực quản, gây ra trào ngược dịch vị dạ dày.

Khi bị say cà phê, cần uống nhiều nước lọc vì chất cafein ngấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Vì thế, uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng cũng như bài tiết nhanh chất này.

Khi gặp phải các triệu chứng nguy hiểm trên, bạn nên ngừng uống cà phê vì dễ bị say cà phê và đến gặp bác sĩ để được điều trị ngay nhé!

2. Ai không nên uống cà phê?

Uống cà phê quá muộn, sau 6 giờ chiều là một trong các lý do dẫn đến mất ngủ. Theo các nhà nghiên cứu ở Úc, thường thì cà phê không gây mất ngủ hẳn nhưng làm giảm độ sâu của giấc ngủ, làm mất giấc mơ, nghĩa là cản trở chức năng của giấc ngủ và nhất là gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.

Cà phê có thể gây hồi hộp hay thậm chí gây rối loạn nhịp tim ở người bị cường tuyến giáp hay rối loạn dây truyền thần kinh giao cảm, chẳng hạn trong giai đoạn mãn kinh, mặc dù hậu quả đó chỉ có tính chất tạm thời, ngắn hạn và không đủ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trên tim mạch.

Với người không quen uống cà phê hay cho dù uống thường nhưng gặp loại có quá nhiều caffein thì tim có thể đập nhanh và tăng huyết áp, nhất là với người nghiện thuốc lá.

Còn những người đã bị viêm loét dạ dày sẽ dễ bị cồn cào, thậm chí đầy hơi hay ợ chua khi uống cà phê lúc bụng đói vì cà phê làm bài tiết dịch vị. Người bị rối loạn tâm thần nên tuyệt đối tránh xa cà phê để tránh nhiều phản ứng khó tiên liệu.

Phụ nữ đang mang thai không nên uống nhiều cà phê vì nồng độ cao có thể sẽ gây sẩy thai hoặc đẻ non, do caffeine được hấp thu qua nhau thai. Từ đó, dẫn đến say cà phê và chất độc sẽ truyền cho con gây ức chế trẻ, làm trẻ say, đau đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh cũng nên hạn chế sử dụng cà phê vì nó có khuynh hướng tăng nguy cơ loãng xương. Uống quá nhiều cà phê sẽ làm nhịp tim nhanh, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn, kích thích, lo lắng, bồn chồn, run rẩy và khó ngủ.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Leave a Comment

0789818828
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
blank