3-nguyen-nhan-chinh-dan-den-ca-phe-nguyen-chat-co-vi-chua

3 Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Cà Phê Nguyên Chất Có Vị Chua

3 Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Cà Phê Nguyên Chất Có Vị Chua

Đối với người Việt Nam, chắc hẳn khi nhắc đến hương vị của cà phê mọi người sẽ nghĩ ngay đến vị đắng đậm trong cà phê, xen lẫn là hương thơm nồng và đặc đó mới chính hiệu là cà phê ngon với gu của người Việt. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có thêm loại cà phê nguyên chất lại có vị chua. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây liệu rằng cà phê nguyên chất có vị chua có phải là đang bị hỏng không? Đặc biệt hơn, nếu cà phê nguyên chất có vị chua thì nguyên nhân từ đâu lại xuất hiện vị chua đó? Hãy đến với Le Cafe qua bài viết này sẽ giúp bạn có thể phần nào giải thích được vấn đề các bạn đang thắc về vị chua của cà phê nhé!

Cà phê nguyên chất có vị chua có phải bị hỏng không?

Câu trả lời sẽ là không phải cà phê bị hỏng nhé, đây là vị đặc trưng của cà phê nguyên chất Arabica. Đây cũng là loại cà phê phổ biến trên thị trường thế giới cũng như Việt Nam bởi vị chua thanh kéo sau đó là hậu vị ngọt trong khoang họng. Vậy nên nhiều lại lầm tưởng đây là cà phê kém chất lượng, hay là bị khét trong quá trình rang xay, pha chế, hoặc cà phê để lâu nên bị hỏng.

Đối với cà phê Arabica lại có vị chua bởi vì mỗi loại cà phê đều có độ chua (pH) nhất định trong đó Arabica lại có độ chua cao hơn các loại cà phê khác đây cũng là yếu tố tạo nên nét đặc trưng riêng của nó

Nguyên nhân cà phê nguyên chất có vị chua? Dưới đây sẽ 3 nguyên nhân chính dẫn đến hương vị của cà phê có vị chua

Thứ nhất, vị chua từ quy trình sơ chế của cà phê nguyên chất có vị chua

Trái cà phê khi tạo thành hạt cũng sẽ ảnh hưởng đến vị chua của cà phê. Đa phần Arabica đều được chế biến ướt (full washed) và phổ biến ở Việt Nam. Mà điều đặc trưng của quy trình sơ chế này sẽ cho vị chua hơn hạt cà phê sơ chế khô. Trong quy trình chế biến ướt, những trái cà phê được bỏ vào buồn nước và cho lên men khoảng 12-36 tiếng tùy vào nhiệt độ mà nhà chế biến chọn. Khi rửa sạch, một phần nhỏ axit còn lại trên hạt cà phê từ đó sẽ mang lại vị chua vô cùng thú vị hơn so với cà phê chế biến khô.

Thứ hai, vị chua tạo từ quy trình rang của cà phê nguyên chất có vị chua

Cà phê được gặp nhiệt độ thích hợp để làm thay đổi thành phần axit trong cà phê. Một quy trình rang tạo ra khoảng 30 loại axit hữu cơ (organic acids). Khi cà phê được rang ở mức nhạt sẽ cho ra vị chua hơn là khi rang đậm. Với dòng Robusta dùng để pha phin, pha máy thường rang ở mức đậm (French roast) hoặc đậm hơn. Vậy nên từ mức độ rang này nên Robusta có vị đắng nhiều và không có vị chua.

Gu cà phê của người Việt họ sẽ không thích có vị chua ở cà phê , đặc biệt là cà phê phin sữa đá. Vị chua này thường được các khách nước ngoài, hoặc phụ nữ rất ưa chuộng khi nói đến, họ vẫn thích vị chua thanh, dịu nhẹ hơn là vị đắng đậm của Robusta.

Cuối cùng, vị chua sẽ xuất phát từ các loại cà phê nguyên chất có vị chua khác nhau.

Với dòng Arabica ví dụ như giống Catimor rất phổ biến ở Việt Nam thì có chứa nhiều axit tự nhiên nhiều hơn dòng Robusta. Khi uống cà phê 100% Arabica rang nhạt thì sẽ có vị chua nhiều và ngược lại nếu rang đậm thì vị chua giảm. Trong quá trình chọn lọc cà phê để sơ chế nếu có nhiều trái xanh điều này cũng là yếu tố tạo nên vị chua ở một ly cà phê

Qua đây là bài viết của Le Cafe mong muốn cho người đọc hiểu hơn vì sao cà phê nguyên chất lại có vị chua từ đó tìm hiểu được 3 nguyên nhân chính làm cà phê có vị chua đặc trưng. Hy vọng sau bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn về cà phê nguyên chất có vị chua. Không phải lúc nào cà phê nguyên chất cũng sẽ có vị đắng đậm mà thêm vào đó cà phê nguyên chất lại có vị chua thanh tùy vào loại cà phê, cách chế biết và cách rang. Nếu bạn chưa tìm ra hương vị cà phê mà mình yêu thích thì đừng quên đến thăm Le Cafe nhé! Ở đây sẽ đưa đến cho bạn nhiều lựa chọn khác nhau, nhiều hương vị khó quên bởi được chọn lọc và chế biến giữa đại ngàn Ban Mê.

0789818828
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
blank