thuat-ngu-ve-hat-ca-phe

Thuật Ngữ Về Hạt Cà Phê

Thuật Ngữ Về Hạt Cà Phê

Khi tìm đến cà phê, chúng ta thường quan tâm đến chất lương, hương vị của nó mang lại sẽ như thế nào. Thậm chí đối với những người đang nghiện cà phê vẫn chưa có thể hình dung được “thuật ngữ về hạt cà phê”. Qua bài viết này, Le Cafe sẽ đem đến cho bạn biết thêm về một số thuật ngữ về hạt cà phê mà có thể từ trước đến nay bạn chưa biết đến. Vậy hãy cùng theo chân Le đi tìm hiểu nhé!

Density – Mật độ hạt

Mật độ (Density) – đối với trường hợp của cà phê, chỉ đơn giản là sự tập trung của vật chất tế bào trong một hạt. Với cà phê xanh, mật độ hạt cao hơn cho chúng ta biết rằng hạt có số lượng tế bào lớn hơn và cấu trúc tế bào chứa nhiều hương vị hơn so với các loại cà phê có mật độ thấp hơn.

Đo mật độ khối

Nếu bạn không chắc chắn nó được trồng ở bao nhiêu mét so với mặt nước biển vậy việc đơn giản đó chính là sử dụng một hình trụ có chia độ. Phương pháp này còn được gọi là “mật độ khối”. Chỉ cần đổ đầy cà phê đến vạch biểu thị một thể tích cụ thể, cân cà phê và chia khối lượng cho thể tích. Vẫn khuyến cáo rằng phương pháp này nên chỉ dùng cho cà phê rang và cà phê nguyên hạt. Khi sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo có có được các phép đo cà phê đủ khác biệt để phân tích.

Đo mật độ dịch chuyển

Bằng cách thêm một khối lượng cà phê nhân đã biết vào một thể tích nước, ghi lại thể tích thay đổi sau đó – bạn sẽ biết được thể tích cà phê bằng cách trừ đi thể tích nước ban đầu. Chia khối lượng ban đầu của cà phê cho thể tích thực của nó, bạn sẽ thấy rằng tỷ trọng của cà phê.

Mucilage – Chất nhầy

Nhân (hạt) cà phê sẽ được bao phủ bởi một lớp chất nhầy, có độ dày khoảng 0,4mm với thành phần chính bao gồm nước, polysacarit, đường, protein, lipid, khoáng chất và axit. Mặc dù cấu trúc này chỉ chiếm từ khoảng 15-22% trọng lượng của quả chín, nhưng phải được loại bỏ trong giai đoạn lên men của quá trình chế biến ướt, để có được nhân cà phê.

Lớp vỏ quả sẽ được bao gồm ba thành phần chính đó là phần vỏ quả, thịt quả, vỏ trấu.

Parchment – Vỏ trấu

Lớp vỏ trấu mỏng và cứng sẽ tạo thành một lớp bảo vệ xung quanh hạt cà phê.

Sau quá trình chế biến ướt, lớp vỏ này sẽ thường được để lại trên hạt cà phê nhân thô trong quá trình lưu trữ vì nó sẽ giúp bảo vệ hạt cà phê cho đến khi chúng bị xát bỏ với vỏ lụa trước khi được đem đi rang.

Peaberry – Hạt Culi

Thông thường, một quả cà phê sẽ có 2 nhân nhưng đối với Culi nó chỉ được cấu tạo bởi 1 hạt duy nhất, nên hạt của quả này sẽ to và tròn hơn các hạt nhân thông thường.

Với loại này nó thường chỉ chiếm 1-9% trong hầu hết các giống cà phê, đặc tính nổi bật bởi hương thơm mạnh mẽ và phong phú so với những loại khác.

Cà phê Culi đã được các giới chuyên môn công nhận là có vị khác so với các dòng cà phê thông thường vì có hình dạng khác nhau dẫn đến cách rang cũng khác nhau.

Pulp – Phần thịt quả

Đây là lớp vỏ nhày bị loại bỏ khỏi quả cà phê trong quá trình chế biến. Trong cấu tạo của quả cà phê, đây là phần chiếm tỷ trọng lớn trong lớp vỏ của nó – điều đặc biệt là nó sẽ được loại bỏ trong giai đoạn lên men của quá trình chế biến ướt, hoặc chế biến mật ong.

Chỉ là phần vỏ và chất nhầ bao quanh hạt cà phê, nhưng Pulp và Mucilage sẽ có một số điểm khác biệt:

  • Pulp là lớp vỏ ngoài cùng và lớp trung bì nhầy nhụa => đây sẽ là phần bị loại bỏ trong quá trình chế biến
  • Mucilage là phần thịt quả/ chất nhầy, trong quá trình chế biến sẽ có một phần của nó còn dính lại vào nhân cà phê.

Với quy trình chế biến mật ong, sẽ không nhất thiết bị khử hoàn toàn chất nhầy vì nếu chất nhầy được giữ lại sẽ tối đa hóa được hương vị trong quá trình lên men.

Quakers – Hạt nhân non

Đây được xem là một lỗi quan trọng của thang đo phân loại cà phê. Đây là những quả cà phê xanh chưa chín, sau khi được chế biến sẽ để lại những hạt “non” sẽ bị đổi màu hoặc biến dạng. Trong quá trình rang, những hạt này sẽ không phát triển như những hạt bình thường nhưng vẫn có màu sáng sau khi rang. Nếu khi lựa chọn Quakers xay với các hạt bình thường thì sẽ có vị như đậu phộng.

Silverskin – Vỏ lụa

Đây là lớp màng vô cùng mỏng trong cùng của quả cà phê, bao boc và bám chặt vào hạt cà phê.

Nhiều nhà chế biến họ chọn giữ lại vỏ lụa nhằm mục đích để bảo vệ hạt cà phê và sau đó nó sẽ tự phân hủy trong quá trình rang cà phê.

Trên đây sẽ là một số thuật ngữ cà phê mà nhà Le muốn đem đến cho người đọc. Hy vọng điều này sẽ làm mọi người cảm thấy thú vị và thích thú với nó. Và đừng quên nếu đang muốn thưởng thức cà phê thì hãy đến thăm nhà Le Cafe nhé!

0789818828
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
blank