“Cà phê Tây Nguyên là thương hiệu quý hơn vàng, phải giữ gìn, phát triển” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

“Cà phê Tây Nguyên là thương hiệu quý hơn vàng, phải giữ gìn, phát triển” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Nông dân diễn ra chiều 28/9 tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Cà phê Tây Nguyên là thương hiệu quý hơn vàng, nên phải gìn giữ gìn, phát triển.

Thủ tướng nêu rõ: “Trước hết, phải khẳng định cà phê tây nguyên là sản phẩm nông sản chủ lực và chiến lược của Việt Nam. Trên thực tế, chất lượng cà phê Việt Nam rất tốt, được thế giới đánh giá cao. Vì vậy, tôi khuyên bà con chúng ta vẫn tiếp tục trồng cà phê tây nguyên. Tuy nhiên, phải quy hoạch vùng trồng cho rõ ràng”.

Thủ tướng nhấn mạnh: Nông dân không được tiếp tục phá rừng rừng tự nhiên để trồng cà phê, mà cần nâng cao quy hoạch chất lượng trồng cà phê, thâm canh có chất lượng đối với cây cà phê tây nguyên. Về phía Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT tiếp tục mở rộng ổn định thị trường, cấp vốn để để tái canh cà phê, nâng cao chất lượng tái canh. Đồng thời, đẩy mạnh chế biến sâu nâng cao chất lượng sản phẩm. “Cà phê Tây Nguyên là thương hiệu quý hơn vàng, nên phải gìn giữ”- Thủ tướng khẳng định.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng gợi ý, bên cạnh đó việc trồng, phát triển cây cà phê tây nguyên, phải đẩy mạnh chế biến sâu, bởi như hiện nay, tỷ lệ chế biến sâu mới đạt 12%, còn lại chủ yếu là sản xuất thô, cùng với đó quy hoạch vùng trồng nơi nào phu hợp nhất. Trách nhiệm của nông dân và doanh nghiệp là phải giữ vững thương hiệu cà phê Tây Nguyên.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng phát biểu:

Năm ngoái đã xuất khẩu trên 40 tỷ USD về nông sản, năm nay khả năng trên 41 tỷ USD. Ngoài ra chúng ta còn đảm bảo cho nhu cầu cho khoảng 100 triệu dân. Chứng tỏ ngành sản xuất nông nghiệp nước ta rất giỏi, chăm lo yếu tố đầu vào tốt.

Những năm trước đây còn nhiều vấn đề, tuy nhiên sau năm 2016, Thủ tướng Chính phủ dưới nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phải chấn chỉnh, tập trung một cơ quan quản lý. Sau đó Thủ tướng ra văn bản, nghị định mới thống nhất một đầu mối là Bộ NNPTNT là cơ quan trực tiếp quản lý.

Đến giờ phút này có một tín hiệu rất đáng mừng, như 4 năm trước chúng ta có chưa đến 80.000 tấn phân bón hữu cơ thì đến nay chúng ta có gần 4 triệu tấn phân hữu cơ. Đó là một sự thay đổi rất lớn về nhận thức. Nông nghiệp hữu cơ trong 4 năm qua có bước phát triển rất mạnh.

Đến giờ phút này nước ta có 125.000 ha gieo trồng trồng nông nghiệp bằng phương thức hữu. Và năm ngoái chúng ta đã xuất khẩu 353 triệu USD nông sản hữu cơ đi 80 nước. Điều đó chứng minh rằng chúng ta đang vận hành một nền nông nghiệp văn minh, một nền nông nghiệp sạch, ổn định.

Tuy nhiên, không phải tất cả đã tốt rồi, còn nhiều chỗ chúng ta cần phải tiếp tục chấn chỉnh, kể cả những đơn vị sản xuất phân bón, kể cả quy trình ứng dụng… tới đây chúng ta cần phải làm đồng bộ khâu tổ chức sản xuất phải sạch nhất.

Thứ hai là có quy chuẩn đối với từng loại cây trồng để đảm bảo các như cầu xuất khẩu cùng như tiêu thụ trong nước.

Thứ ba là tăng cường quản lý của cơ quan quản lý nhà nước giữa Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, các cơ quan liên quan và các tỉnh để giám sát từ khâu sản xuất, sử dụng dụng phân bón cùng các vật tư khác. Đảm bảo Việt Nam Không chỉ cường quốc về sản xuất nông nghiệp, mà còn biết đến với đất nước có nền nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, tham gia sâu hơn trong chuỗi nông sản toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nhấn mạnh về quản lý phân bón:

“Tới đây phải điều tra truy tố nghiêm khắc nhất theo Luật hình sự những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón giả, phát hiện những đại lý, cá nhân sản xuất phân bón giả bắt bỏ tù ngay, lên án những hành vi tiêu cực”.

Đội Ngũ Truyền thông Le Cafe

Leave a Comment

0789818828
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
blank