LỊCH SỬ XUẤT HIỆN CỦA CÂY CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM

Lịch sử xuất hiện của cây cà phê ở Việt Nam từ đâu?

Cây cà phê (Coffea) có lẽ là một trong những loại cây có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế và văn hóa của Việt Nam. Từ việc trồng trọt, chế biến, đến thưởng thức, cà phê đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân nước này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây cà phê không phải là một loại cây bản địa của Việt Nam, mà đã được đưa vào từ nước ngoài và trải qua một lịch sử phát triển dài hơn một thế kỷ tại đất nước này. Bài viết này sẽ đưa bạn qua hành trình lịch sử xuất hiện của cây cà phê tại Việt Nam, từ những ngày đầu tiên cho đến tình trạng hiện tại của ngành cà phê đất nước.

Hãy Cùng Le Cafe tìm hiểu nhé !

Nguồn gốc cà phê chè (Arabica) xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 1857, cây cà phê theo những linh mục truyền giáo vào Việt Nam, lần đầu tiên được trồng tại tỉnh Hà Nam, Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị. Những cây cà phê chè (tên khoa học là Arabica) đầu tiên được trồng tại đây. Tên gọi là cà phê được bắt nguồn từ chữ “Café” theo (nguồn) trong tiếng Pháp.

Năm 1865 thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng thành lập nhiều đồn điền cà phê ở vùng trung du phía bắc Như Xuân, Sơn Tây làm theo phương thức du canh (Du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó, chủ yếu là người đồng dân tộc thiểu số ở trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung),  và lúc đó năng xuất cao nhất những năm đầu là 400-500kg/ha. Sau đó thấp dần chỉ còn 100-150kg/ha (lý do là không phù hợp thổ nhưỡng nơi đây).

Hỉnh ảnh minh họa lịch sử xuất hiện của cây cà phê  ở Việt Nam
Cà phê vối (Robusta), Cà phê mít (Excelsa Chari) bắt đầu xuất hiện tại Việt NamNăm 1908 Pháp đưa vào Việt Nam hai loại cà phê mới đó là cà phê vối (có tên khoa học là C.Robusta) và cà phê mít (tên khoa học là C.excelsa Chari) thay thế cho loại cà phê chè (tên khoa học là Arabica) năng xuất thấp, không thích hợp với thổ nhưỡng tại vùng này.
Năm 1910 những đồ điền cà phê mới lại tiếp tục cà phê tiếp tục được gieo trồng tại các tỉnh khác như Hà Tỉnh, Yên Mỹ (Thanh Hóa), Nghĩa Đàn (Nghệ An).Năm 1925 cà phê được phát triển ở Tây Nguyên (mốc son vàng cà phê Việt Nam), sau đó được trồng tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước và rãi xuống Đồng Nai.

Cà phê được trồng với quy mô lớn hơn
Năm 1937-1938 tổng diện tích cà phê lúc này đạt 13,000 ha, và đạt sản lượng 1,500 tấn cà phê nhân.

Năm 1963 Miền Bắc trồng được khoảng 10,000 ha cà phê tại các nông trường quốc danh, cà phê trồng tại đây chủ yếu là giống cà phê chè (Arabica), năng xuất không cao khoảng 400-600kg/ha và những vùng đất màu mỡ có thể đạt được 1 tấn/ha.

Năm 1975 Diện tích cà phê tại Miền Nam khoảng 10,000 ha trong đó nổi trội nhất là ở Đắk Lắk (7,000 ha), Lâm Đồng (1,700 ha), Đồng Nai (1,300 ha). Giống cà phê được trồng chủ yếu tại đây là loại cà phê vối (Robusta). Cà phê chè (Arabica) chủ yếu được trồng tại Lâm Đồng.

Năm 1994 tổng diện tích cà phê nước ta đat 150,000 ha và tổng sản lượng đạt 150,000 tấn, năng suất bình quân 1 tấn/ha. Tại những khu vực đất màu mỡ, áp dụng phương pháp trồng mới và chăm sóc khoa học năng xuất có thể đạt đến 2-3 tấn/ha. Đặc biệt là tại nhiều khu vực, sản lượng 8-10 tấn/ha.

Việt Nam sản xuất từ 800,000 –  1 triệu tấn cà phê mỗi năm nhưng chỉ tiêu thụ khoảng 10%, số còn lại chủ yếu suất khẩu thô.

Năm 1994 đến nay, mặc dù chính phủ tiếp tục khuyến nghị duy trì diện tích cà phê của nước là 500,000 ha, do sức cạnh tranh về giá của cây cà phê so với các loại cây trồng khác. Nhưng diện tích gieo trồng cà phê vẫn tiếp tục được mở rộng tại các khu vực chính như Đắk Lắk, Lâm Đồng, và Đắk Nông vì có điều kiện thổ nhưỡng được xem là một trong những vùng đất phù hợp nhất với cây cà phê.

Theo thống kê (2017) Việt Nam đứng thứ 2 về sản xuất Cà phê trên toàn thế giới (tổng sản lượng xuất khẩu cà phê là 1,181811 tấn/năm), sau Brazil (2,859,502 tấn/năm), và đứng thứ 3 là Columbia (892,871 tấn/năm).

Theo Napoli.vn

Leave a Comment

0789818828
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
blank