Cà phê đắng và những câu chuyện xoay quanh hạt cà phê

Cà phê đắng và những câu chuyện xoay quanh hạt cà phê

Cà phê đắng: Cà phê là một loại trái cây, một loại thức uống khá được ưa chuộng ở Việt Nam. Được Pháp đưa vào Việt Nam trong những năm 1857 và từ đó trở đi nó đã trải qua những thăng trầm lịch sử, có giai đoạn giá của cà phê rất rẻ nhưng cũng có giai đoạn giá lại cao ngất ngưỡng.

Đặc điểm và hương vị của các loại cà phê

Cà phê có rất nhiều loại những ở Việt nam hiện tại có 2 loại chính, đó là Arabica và Robusta. Nhưng ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn thêm 3 loại cà phê khác nữa, bao gồm Moka, CherryCuli.

  1. Arabica: Arabica có đặc điểm là thân hơi dài và được lên rồi mới sấy nên nó có nét đặc biệt về “hậu vị”. Khi bạn uống vào sẽ có vị hơi chua nhưng sau khi nuốt thì ngay lập tức sẽ chuyển sang vị đắng.
  2. Robusta Robusta thì khác Arabica một xíu. Đó là nó được sấy trực tiếp sau khi thu hoạch nên nó có vị đắng nguyên bản. Bạn sẽ cảm nhận được độ đắng của nó rõ nét hơn. Rất thích hợp với những người đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời.
  3. Culi: Culi là những hạt cà phê to tròn. Điểm đặc biệt là trong một trái chỉ có duy nhất một hạt. Thế nên nó sở hữu những nét tinh túy nhất. Vị đắng mạnh và hương thơm nồng nàn là thứ khiến cho Culi trở nên hấp dẫn trong giới cà phê. Lưu ý một điều là bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng vì nó có hàm lượng cafein cao, nó có thể làm bạn bị say và cồn cào trong suốt buổi trò chuyện.
  4. Cherry: Cherry là loại cà phê không được phổ biến cho lắm, nhưng đây là giống cà phê chống chịu sâu bệnh tốt và năng suất cao. Sau khi về Việt Nam thì nó được đặt cho cái tên dân dã hơn. Đó là “cà phê mít”. Và loại cà phê này thường được phái nữ ưa chuộng hơn vì nó có độ chua nhẹ nhàng dễ uống.
  5. Moka: Đây là loại cà phê có hương vị ngon nhất, tuy nhiên nó rất khó trồng vì để loại cà phê này đạt năng suất cao cũng như đạt được hương vị hoàn hảo thì chúng ta phải trồng nó ở độ cao trên 1500m. Ở Tây Nguyên, chúng ta chỉ có thể trồng nó ở vùng cầu đất ( Thành phố Đà Lạt) hoặc Tỉnh Lâm Đồng. Nó có vị chua sang trọng và luôn gây ấn tượng cho người thưởng thức. Moka giống như một cô gái đẹp vậy, phải chiều thì mới có được em.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vị đắng trong cà phê

Có thể nói, vị đắng chính là linh hồn của cà phê. Một ly cà phê chuẩn là khi nó có thể cho người thưởng thức cảm nhận được độ sánh và trầm của nó thông qua vị đắng. Tuy nhiên có nhiều lại không thích vị đắng của cà phê, họ cho rằng vì vị đắng của cà phê Việt Nam mạnh hơn cà phê nước ngoài và nó làm mất vị của cà phê. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vị đắng này, vậy điều gì đã tạo nên vị đắng cho một ly cà phê ?

Nguồn gốc của cà phê

Bắt đầu từ nguồn giống, hầu hết chúng ta đều biết cà phê Robusta đắng hơn nhiều so với cà phê Arabica. Điều này được lý giả bởi hàm lượng axit chlorogenic và caffeine tự nhiên của Robusta cao hơn. Cụ thể, lượng axit chlorogenic trong Robusta chiếm trung bình 10% khối lượng khô (nhiều hơn 2% so với Arabica). Đồng thời, Robusta lại có gần gấp đôi hàm lượng Caffeine của Arabica.

Tuy nhiên đó chỉ là trên bề mặt lý thuyết, còn thực tế thì vị cà phê còn phụ thuộc và cách chăm sóc, môi trường và cách thu hoạch của người trồng.

Quy trình rang của cà phê

Một điều thú vị khác, chính là chúng ta có thể kiểm soát được độ đắng của cà phê thông qua quá trình rang hạt. Và ở hiện tại chúng ta có 4 kiểu rang phổ biến, đó là:

  • Rang nhẹ:  Cà phê rang nhẹ có màu nâu nhạt vị tự nhiên và ít đắng. Bạn có thể cảm nhận được vị trái cây thuần khiết của nó
  • Rang vừa: Rang vừa có màu nâu trung bìnhvị ngọt tăng dần và ít đắng, ở mức độ này bạn có thể cảm nhận được độ ngọt của nó một cách rõ rệt nhất. Hãy nhấm một ngụm và nuốt chậm để cảm nhận hương vị của nó.
  • Rang nâu: Màu sắc của rang nâu lúc này sẽ đậm rõ. Ở kiểu rang này bạn sẽ thưởng thức một ly cà phê có vị đắng mạnhvị ngọt giảm dần và vị chua mất hẳn. Có lẽ các bạn thường uống phải loại cà phê rang nâu. Nếu bạn là người không uống cà phê nhiều thì bạn sẽ bị say khi uống loại này bởi vì hàm lượng cafein nó khá nhiều.
  • Rang đậm: Rang nâu có vị tự nhiênít vị đắngkhông còn vị chua và vị ngọt. Loại cà phê này có màu sắc rất đậm, nó thường chỉ phù hợp với những vị khách thích cà phê mạnh. Tuy rằng những vị cơ bản của nó hầu hư không có nhưng bù lại nó rất đậm đà và sánh. 

Cách uống cà phê bớt đắng.

Để uống cà phê bớt đắng thì tôi sẽ bật mí cho bạn 1 cách khá đơn giản. Đó là hãy uống khi nó còn nóng, lúc cà phê còn nóng thì những  vị chua và ngọt sẽ vẫn còn nổi bật, nó sẽ giúp át mất đi vị đắng của cà phê.

Tuy nhiên, hãy cố gắng thưởng thức trọn vẹn một ly cà phê, nếm trải đủ các vị chua, ngọt, thanh, đắng…đừng cố gắng quên đi vị đắng của cà phê vì nếu cà phê không đắng thì sao có thể gọi là cà phê ?

_Tạp chí Helena_

0789818828
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
blank