Robusta

Đặc Điểm Cà Phê Nhân Robusta Và Cách Phân Loại

Cà phê nhân Robusta có bắt nguồn từ vùng đất Tây Phi, đến từ vùng  Belgian Congo, sau đó được người Hà Lan mang qua vùng Java – Indonesia trồng và phát triển vào năm 1876 thay cho Arabica Typica hay bị bệnh rụng lá và năng suất quá kém. Và ở Việt Nam Robusta cũng là loại cây cà phê chính được trồng nhiều nhất.

Đặc điểm cà phê nhân Robusta

Cà phê Robusta tại Việt Nam là giống cà phê tương đối dễ chịu, và cho ra năng suất cao hàng năm. Tuy nhiên với hương vị đắng chát đặc trưng, hương thơm lại dịu nhẹ mà dòng cà phê này ít được ưa chuộng hơn cà phê Arabica. Nhưng nếu bạn đang tìm một loại cà phê giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo được hương vị của cà phê thì Robusta thật sự là một lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn.

Các dòng cà phê nhân hạt xanh robusta tại Le Cafe

Arabica và Robusta là hai giống cà phê được trồng rộng rãi và phổ biến nhất trên thế giới cho đến thừi điểm hiện nay. Với điều kiện sinh trưởng, phát triển và hình thái khác nhau nên chất lượng, hương vị cũng hoàn toàn có sự khác biệt đi.

Điều kiện trồng cà phê

Cây cà phê Arabica (cà phê chè) có dạng cây bụi lớn còn lá hình bầu dục, có màu xanh thẫm, trái có hình oval đặc trưng riêng. Nếu mỗi trái cà phê Arabica mà chỉ có thể chứa một hạt được gọi là peaberry. Cây cà phê Arabica khi trồng thường dễ bị sâu bệnh hơn giống Robusta nhiều.

Còn cây cà phê Robusta (cà phê vối) lại có hình dạng cây bụi hoặc cây nhỏ hơn. Hệ thống rễ của cây nông nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ. Trái cà phê thường có hạt hơi tròn và chứa hai hạt hình bầu dục và trông nhỏ hơn hạt Arabica một chút.

Cây cà phê Arabica là một loại cây khó trồngvà khá nhạy cảm với thời tiết và khí hậu, trong đó nó đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch năng suất cao. Trong khi đó, cây cà phê Robusta lại có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện trong nhiều môi trường khác nhau.

Các cây Arabica thường có chiều cao từ 2,5 – 4,5m, đòi hỏi nhiệt độ từ 15⁰ – 24⁰C và lượng mưa hàng năm thường nằm trong khoảng 1200 – 2200 mm/năm. Trong khi Robusta thì mọc cao từ 4,5 – 6,5m, đòi hỏi phải có một nhiệt độ cao hơn 18⁰ – 36⁰C và lượng mưa cũng nhiều hơn một chút (2200 – 3000 mm/năm). Arabica thường sẽ mang lại sản lượng thấp hơn so với cà Robusta.

Hiện nay, cà phê Arabica được trồng nhiều nhất ở châu Mỹ Latinh, Trung và Đông Phi, Ấn Độ và một số vùng tại đất nước Indonesia. Brazil và Colombia là hai quốc gia xuất khẩu hạt cà phê Arabica chủ lực trên thế giới hiện nay, với khoảng 70% tổng sản lượng cà phê trên toàn thế giới.

Hình dáng hạt cà phê

Hạt cà phê Arabica có hình dáng dài như hình elip, rãnh ở giữa hạt thường sẽ có hình lượn sóng. Trong khi đó hạt cà phê Robusta sẽ nhỏ hơn và hơi tròn, rãnh giữa thường có đường thẳng.

Hàm lượng caffeine

Hạt cà phê Arabica có hàm lượng caffeine nằm trong khoảng 0.9 – 1.7%, trong khi hàm lượng này ở hạt Robusta lại rất cao: 2.5%. Người nước ngoài rất ưa chuộng hạt cà phê Arabica, đặc biệt là ở các nước phương Tây.

Về hàm lượng chất béo, đường: Arabica có chứa hơn 60% là chất béo và gần như gấp đôi lượng đường so với cà phê Robusta. Yếu tố này chính là tác nhân lớn ảnh hưởng đến sự khác biệt về hương vị của hai loại cà phê này.

Hương thơm và mùi vị

Hạt cà phê Arabica có vị chua đặc trưng, tuy nhiên vị của cà phê Arabica không chua hẳn mà khi nuốt đến cuống họng sẽ có vị đắng, đó gọi là hậu vị của cà phê khi uống. Đặc biệt Arabica sau khi pha chế sẽ có mùi hương rất quyến rũ người uống. Đây là loại cà phê rất được yêu thích ở châu Âu với các thức uống đặc trưng như: Espresso, Cappuccino, Latte, …

Cà phê Robusta có vị đắng đặc trưng, nhưng hương thơm có phần nhẹ hơn Arabica.

Màu sắc

Khi rang cùng nhau ở cùng một nhiệt độ, Robusta sẽ có màu đậm hơn Arabica và to hơn một ít so với ban đầu trước khi rang xay.

Các dòng cà phê nhân hạt xanh robusta tại Le Cafe

Cà phê robusta honey

Đây là loại cà phê có lượng caffeine khá cao trong các loại cà phê, chiếm từ 3% đến 4% ở hạt( các loại cà phê khác như cà phê Arabica (cà phê chè) chỉ chiếm từ 1% đến 2% mà thôi. Chính vì điều đó, ngoài sử dụng để uống cà phê Robusta cũng thường được sử dụng để tăng cường hương vị và tạo lớp Crema hấp dẫn hơn cho các loại cà phê Ý (hay còn gọi là Espresso).

Cà phê robusta sẻ

Cà phê Robusta sẻ khi trồng có thân cây lên đến 4.5 – 6.5m do đó nó thường được trồng ở nhiệt độ từ 24 – 29 độ C và lượng mưa hằng năm từ 2200 đến 3000mm. Hạt cà phê này sẽ có hình tròn, nhỏ và đường rảnh ở giữa chỉ là 1 đường thẳng.

Hàm lượng caffeine của loại hạt cà phê robusta này thường rất cao, nó cao gấp đôi hạt cà phê Arabica Cầu đất, trung bình nó có từ 2% – 3.9% caffeine còn trong khi đó loại hạt cà phê Arabica Cầu đất thì chỉ có 1 – 2 %. Ngoài ra hàm lượng chất béo và đường của loại hạt cà phê robusta sẻ này cũng thấp nên nó có hương vị khá là đặc biệt.

Cà phê Robusta sẻ có vị đắng đậm đà và chát đặc trưng riêng của nó, nó có vị chua nhẹ nhàng, hậu vị ngọt và mùi thơm rất nhẹ nhàng. Khi rang, màu sắc của hạt cà phê này sẽ có màu đậm hơn do đó những tách cà phê được làm từ loại hạt này có màu đậm hơn so với các loại cà phê thông thường khác.

Cà phê robusta chế biến ướt

Cà phê robusta chế biến ướt có độ đồng đều cao hơn các loại khác lên đến 97-98%, không chỉ đồng đều về màu sắc mà còn đồng đều về kích cở của hạt nhân xanh, khi pha ra uống rất thơm ngon, tròn vị.

Cà phê robusta natural

Robusta Natural thường mang một hương vị mạnh mẽ đặc trưng của cafe Robusta với vị đắng đằm đậm, hậu sâu, hương thơm nồng nàn. Đó sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thích gu cà phê mạnh.

0789818828
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
blank